Monday, September 27, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 25/9: TP.HCM sẽ tháo gỡ các chốt chặn trên đường trước 30/9

 Theo kế hoạch dự kiến, TP HCM sẽ chỉ kiểm soát điểm đi và điểm đến sau 30/9, do đó các rào chắn trên đường sẽ được gỡ bỏ trước thời hạn này.

>>>Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

Tại chương trình "Cà phê doanh nhân" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) tổ chức trực tuyến ngày 25/9, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, cho biết từ nay đến ngày 30/9, TP dự kiến sẽ tháo gỡ các chốt trạm trong địa bàn. 

Zing News dẫn lời ông Ngân cho biết, tại phiên họp ngày 24/9, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã cung cấp thông tin này. 

Dù vậy, ở các cửa ngõ ra vào thành phố vẫn sẽ có những chốt, trạm để đảm bảo sự an toàn chung cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-25-9-tphcm-se-thao-go-cac-chot-chan-tren-duong-truoc-30-9-2021092507312105.htm

Tuesday, September 21, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 21/9: Thêm một địa phương tại TP HCM đạt tiêu chí kiểm soát dịch

 Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu mới đây ký công văn khẩn báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá kiểm soát dịch tại UBND huyện Nhà Bè.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

Theo đó, ngày 15/9, đoàn kiểm tra thẩm định công tác kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM (đoàn 4) do Phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu làm trưởng đoàn đã làm việc tại UBND huyện Nhà Bè.

Tại đây, đoàn đã thẩm định báo cáo kết quả kiểm soát dịch COVID-19 của huyện. Huyện Nhà Bè đạt tiêu chuẩn trong cả hai nhóm tiêu chí mà Bộ Y tế đặt ra, gồm: Chỉ số về ca mắc mới COVID-19 và chỉ số nguy cơ lây nhiễm.

Theo đó, trong ba tuần từ ngày 23/8 đến 12/9, số ca mắc mới của huyện giảm từ 2.756 xuống 1.635 ca và tuần cuối cùng còn 1.144 ca. Tỷ lệ giảm là 58% tại tuần thứ ba so với tuần cao điểm nhất.

Cũng trong thời gian từ 23/8 đến 12/9, huyện xét nghiệm gần 327.000 mẫu PCR, tỷ lệ mẫu dương tính là 1,7% (tương đương 5.535 mẫu). Số ca mắc vào ngày 24/8 là 660 ca, đến ngày 10/9 còn 139 ca.

Từ 6/9 đến 12/9, huyện ghi nhận 1.144 ca cộng đồng. Tuy nhiên, trong vòng 7 ngày này, huyện không ghi nhận chùm ca nhiễm mới.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-21-9-ha-noi-cung-nhieu-tinh-thanh-mo-lai-cac-hoat-dong-dich-vu-20210921064720458.htm

Friday, September 17, 2021

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần 2,5 lần trong 8 tháng đầu năm

Trong 8 tháng đầu năm sản lượng thép cuộn cán nóng tăng tới 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 4,7 triệu tấn và bán hàng cũng ghi nhận tốc độ tăng tương đương lên 4,8 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 2,45 lần lên gần 1 triệu tấn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 8, sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đạt hơn 641 nghìn tấn tăng 8,45% so với tháng 7 và tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Bán hàng đạt 626.591 tấn, tăng 12% so với tháng trước và tăng 79% so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần 2,5 lần trong 8 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Diễn biến giá HRC quốc tế từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. (Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: VSA tổng hợp từ S&P Global Platts)

8 tháng đầu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong hoạt động sản xuất, bán hàng HRC. 

Cụ thể, sản lượng tăng tới 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 4,7 triệu tấn và bán hàng cũng ghi nhận tốc độ tăng tương đương lên 4,8 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 2,45 lần lên gần 1 triệu tấn.

Trong số 4,7 triệu tấn thép HRC, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đóng góp gần 1,7 triệu tấn, còn lại đến từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-thep-cuon-can-nong-tang-gan-25-lan-trong-8-thang-dau-nam-20210917160117018.htm

Wednesday, August 4, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 4/8: Hà Nội tìm người đến siêu thị trong khu đô thị

CDC Hà Nội phát đi thông báo tìm những người đã đến siêu thị Vinmart Yên Sở (tầng 1 tòa nhà The Two, tổ dân phố số 11 khu đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) vào thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 1/8.

>>Xem thêm: 

Hà Nội thêm 19 ca mắc COVID-19, chùm lây nhiễm công ty Thanh Nga và nhà thuốc Đức Tâm tiếp tục có thêm ca mới

Các ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại 4 chùm ca bệnh, gồm sàng lọc ho sốt (2); ho, sốt thứ phát (14); liên quan nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ, Đống Đa (2); liên quan đến Bắc Giang tại công ty SEI (1).

Chùm ho sốt cộng đồng

Bệnh nhân L.T.K.O (nữ, sinh năm 1978) tại Viên An, Ứng Hòa. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện ngứa họng, được làm test nhanh kết quả dương tính tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR. Kết quả xét nghiệm cùng ngày khẳng định bệnh nhân bị dương tính.

Bệnh nhân V.K.H (nữ, sinh năm 1987) tại Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân. Bệnh nhân bị bỏng ở mặt sau cẳng chân, ngày 2/8 có đến Viện Bỏng quốc gia khám, tại đây được làm test nhanh có kết quả dương tính. Ngày 3/8 bệnh nhân có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính

Chùm ho, sốt thứ phát

Bệnh nhân N.B.N (nữ, sinh năm 2019) tại Liên Ninh, Thanh Trì. Người này là người sống trong khu phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

Bệnh nhân L.B.V (nữ, sinh năm 2005) tại Thổ Quan, Đống Đa. Người này là F1 của N.T.N.T, được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

Bệnh nhân N.T.T.T (nữ, sinh năm 1985) tại Thổ Quan, Đống Đa. Đây là F1 của N.T.N.T, được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

Bệnh nhân T.T.H (nữ, sinh năm 1997) tại Tiến Xuân, Thạch Thất. Người này là F1 đã được xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2/8, bệnh nhân xuất hiện rát họng, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

Bệnh nhân N.M.T (nam, sinh năm 2012) tại Liên Ninh, Thanh Trì, là F1 của N.M.T. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại Thạch Thất. Ngày 3/8 có kết quả xét nghiệm dương tính.

Bệnh nhân N.T.N (nữ, sinh năm 1963) Minh Khai, Hai Bà Trưng, F1 của V.N.A. Bệnh nhân được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 31/7, kết quả âm tính. Ngày 3/8, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, khó thở, được lấy mẫu và có kết quả dương tính.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-4-8-ha-noi-tim-nguoi-den-sieu-thi-trong-khu-do-thi-20210804073821253.htm

Tuesday, March 2, 2021

5 nghi vấn còn bỏ ngỏ sau cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO

Sau cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian, địa điểm và cách thức mà đại dịch COVID-19 bắt đầu vẫn còn là những điều bí ẩn chưa được kết luận.

>>Cập nhật thông tin COVI-19 mới nhất tại đây: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

Theo báo Chính phủ đưa tin, sau cuộc điều tra kéo dài một tháng tại Trung Quốc, nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra kết luận rằng nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ dơi và truyền sang người qua động vật trung gian. 

Tuy nhiên, câu hỏi chính là người đầu tiên nhiễm COVID-19 khi nào, ở đâu và bằng cách nào vẫn còn nhiều điều bí ẩn.

5 nghi vấn còn lại sau cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán - Ảnh 1.

Nhóm điều tra của WHO đến thăm các địa điểm ở Trung Quốc trong cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch. (Ảnh: AFP).

Tạp chí khoa học Nature đã chỉ ra 5 nghi vấn chính xung quanh nguồn gốc của đại dịch.

SARS-CoV-2 đã "lưu hành" ở Vũ Hán trước khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên?

Xác định chính xác thời điểm các ca nhiễm đầu tiên xảy ra ở người là điều quan trọng để truy vết nguồn gốc của virus. Ông Peter Ben Embarek, một nhà khoa học về an toàn thực phẩm tại WHO - trưởng nhóm điều tra, cho biết nhóm đã xác định được người đầu tiên mắc COVID-19 là một nhân viên văn phòng ở Vũ Hán. Người này bắt đầu xuất hiện các triệu chứng vào ngày 8/12/2019. 

"Tuy nhiên, virus có thể đã lây lan trong thành phố từ trước đó.", ông Embarek nói.

Không có bằng chứng thuyết phục về sự lây nhiễm SARS-CoV-2 trước đó. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát sâu rộng về các báo cáo của bệnh nhân từ các bệnh viện ở Vũ Hán được thực hiện từ tháng 10 - 12/2019 và xác định được ít hơn 100 người có các triệu chứng COVID-19

Sau đó, 67 người trong số những người đó được xét nghiệm máu để tìm kháng thể được tạo ra do nhiễm SARS-CoV-2 trong quá khứ, nhưng không tìm thấy kháng thể nào. Điều này cho thấy không có ổ dịch lớn nào tồn tại trước tháng 12 ở tỉnh Hồ Bắc.

5 nghi vấn còn bỏ ngỏ sau cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO - Ảnh 2.

Các nhà khoa học ngày càng đồng thuận về việc virus corona đã lây sang người từ trước khi được phát hiện ở chợ hải sản Hoa Nam. (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, ông Embarek cho rằng việc phân tích nên được thực hiện lại bằng cách sử dụng các tiêu chí triệu chứng ít hạn chế hơn để bảo đảm không bỏ sót trường hợp mắc COVID-19 nào.

"Ngoài ra, các nhà khoc học Trung Quốc cũng nên tìm kiếm bằng chứng về các ca bệnh trong quá khứ đối với khoảng 200.000 mẫu xét nghiệm đang được lưu trữ tại Trung tâm Máu Vũ Hán và ở các khu vực khác trên khắp cả nước.", ông Dominic Dwyer, nhà virus học tại Bệnh viện Y tế New South Wales, Australia, thành viên nhóm điều tra, cho biết.

Dịch COVID-19 đã lây lan ngoài Trung Quốc từ trước tháng 12/2019?

Câu trả lời cũng là chìa khóa để thiết lập mốc thời gian cho các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Trước đó, các nhà nghiên cứu ở châu Âu cho biết đã tìm thấy kháng thể chống lại SARS-CoV-2 trong các mẫu lấy từ ngân hàng máu từ tháng 11/2019 trở đi.

Ông Embarek cho rằng điều này không có nghĩa là SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ châu Âu; đồng thời ủng hộ ý kiến cho rằng virus đã lây lan ở Vũ Hán trước khi các ca nhiễm đầu tiên được phát hiện.

Còn tiếp,...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/5-nghi-van-con-bo-ngo-sau-cuoc-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-cua-who-20210302152013193.htm

Wednesday, February 24, 2021

Bao nhiêu nước Đông Nam Á đã bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân?

 Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều sắp nhận được vắc xin nhập khẩu và sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 vào cuối tháng này hoặc trong tháng 3. Trong khi đó, Indonesia, Myanmar, Singapore,... đã triển khai tiêm phòng từ tháng 1.


Indonesia, vùng dịch lớn nhất ASEAN, đã khởi động giai đoạn một của chương trình tiêm chủng COVID-19 với mục tiêu tiêm vắc xin miễn phí cho khoảng 1,5 triệu nhân viên y tế từ hôm 13/1; và giai đoạn hai với mục tiêu 38,5 triệu người gồm giáo viên, tiểu thương tại các chợ, nhân viên công vụ, lãnh đạo tôn giáo, và thành viên các cơ quan lập pháp được tiêm phòng từ 17/2. 

Tiến độ tiêm phòng COVID-19 của các nước ASEAN - Ảnh 1.

Hình minh họa. (Ảnh: AA).

Nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5/270 triệu dân trong vòng 15 tháng. Khoảng 4,6 triệu liều vắc xin của hãng AstraZeneca sẽ tới Indonesia vào khoảng cuối tháng 2. Giới chức cho biết sẽ tiêm liều một và liều hai vắc xin AstraZeneca cách nhau 1 - 2 tháng, thay vì hai tuần như đối với vắc xin Sinovac mà Indonesia đang sử dụng, theo TTXVN.

Reuters cho biết Malaysia mới đây quyết định sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 hàng loạt vào ngày 24/2, sớm hơn dự định hai ngày, sau khi lô vắc xin đầu tiên gồm 312.390 liều của Pfizer/BioNTech đã đến nước này ngày hôm qua (21/2).

Giới chức y tế cho biết lô vắc xin thứ 2 sẽ đến vào ngày 26/2. Sau đó, cứ hai tuần một lần, Malaysia sẽ nhận lô vắc xin mới cho đến khi đơn hàng 32 triệu liều vắc xin của Pfizer/BioNTech được hoàn tất. 

Bên cạnh đó, vắc xin của Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ đến nước này vào ngày 27/2, sau khi được nhà chức trách phê duyệt. Malaysia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 80% dân số 32 triệu người trong vòng một năm.

Tại Philippines, qua thăm dò, 84% người được khảo sát cho biết không muốn tiêm chủng vì lo ngại về độ an toàn của vắc xin.

Hiện quốc gia 110 triệu dân này đang đàm phán mua 178 triệu liều vắc xin COVID-19 đủ để tiêm cho 92 triệu dân. 

Theo Al Jazeera, khoảng 3 triệu liều vắc xin dự kiến sẽ được bàn giao trong tháng 2 và phần tiếp theo được chuyển đến trong quý 3 và 4 năm nay. Chính phủ dự kiến các nhân viên y tế và lực lượng lao động tuyến đầu như lái xe, nhân viên dịch vụ thực phẩm sẽ là những đối tượng ưu tiên được tiêm chủng.

Theo kế hoạch tiêm chủng của Thái Lan, giai đoạn đầu sẽ có khoảng 5 triệu người được tiêm chủng vắc xin AstraZeneca và tăng lên 10 triệu người ở giai đoạn tiếp theo. Nhóm được ưu tiên tiêm chủng gồm nhân viên y tế, người lớn tuổi, những người có bệnh nền và lao động di cư.

Còn tiếp,....

Nguồn: https://vietnambiz.vn/bao-nhieu-nuoc-dong-nam-a-da-bat-dau-tiem-vac-xin-covid-19-cho-nguoi-dan-20210222151800543.htm

Tuesday, December 22, 2020

Thêm hai khu đô thị hơn 500 tỷ đồng tại Bắc Giang được chỉ định thầu

 Nguồn xem chi tiết: https://vietnambiz.vn/them-hai-khu-do-thi-hon-500-ty-dong-tai-bac-giang-duoc-chi-dinh-thau-20201222154436443.htm

Dự án Khu đô thị mới cạnh Trường Tiểu học Tân Mỹ và Khu đô thị mới thôn Tân Mỹ sẽ được chỉ định nhà đầu tư trong quý IV/2020.

Thêm hai khu đô thị hơn 500 tỷ đồng tại Bắc Giang được chỉ định thầu  - Ảnh 1.

Một góc thành phố Bắc Giang. (Ảnh: Báo Bắc Giang).

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới cạnh Trường Tiểu học Tân Mỹ (TP Bắc Giang) và Khu đô thị mới thôn Tân Mỹ (xã Đồng Sơn).

Cụ thể, dự án Khu đô thị mới cạnh Trường Tiểu học Tân Mỹ có tổng vốn đầu tư hơn 303 tỷ đồng, quy mô khoảng 8,44 ha, được thực hiện tại xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang (khu đất chưa giải phóng mặt bằng). 

Quy mô đầu tư gồm: Nhà ở chung cư thương mại cao tầng với tổng diện tích khoảng 5.467 m2, số tầng theo quy hoạch là 9 tầng; xây dựng nhà ở liền kề,...

Trong quý IV/2020, dự án sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Thời gian hoạt động của Dự án không quá 50 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Còn Khu đô thị mới thôn Tân Mỹ có tổng vốn đầu tư hơn 220 tỷ đồng, được thực hiện trên khu đất  có diện tích khoảng 9,96 ha thuộc xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang.

Về quy mô, dự án sẽ đầu tư xây dựng công trình nhà hỗn hợp cao tầng tại khu đất hỗn hợp có diện tích khoảng 1.853 m2, cao 9 tầng, mật độ xây dựng tối đa 60%, tầng 1 và tầng 2 dự kiến bố trí để xe và không gian dịch vụ, sinh hoạt chung, các căn hộ bố trí từ tầng 3 đến tầng 9.

Trong quý IV/2020, dự án sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Thời gian xây dựng không quá 3 năm (thời gian xây dựng hạ tầng 2 năm, thời gian xây dựng nhà ở thương mại 1 năm), kể từ ngày được cấp thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án.

Trước đó, (đầu tháng 12/2020), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với cả hai dự án này.

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang cũng có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới Long Trì (huyện Yên Dũng) và Khu đô thị trung tâm xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang).

Cụ thể, dự án Khu đô thị mới Long Trì có tổng vốn đầu tư hơn 117 tỷ đồng với quy mô hơn 11 ha, được thực hiện tại thị trấn Tân An, huyện Yên Dũng. Còn dự án Khu đô thị trung tâm xã Đồng Sơn có quy mô khoảng 10 ha, tổng vốn đầu tư hơn 452 tỷ đồng.

Hai dự án này cũng được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu trong quý IV/2020.

Dịch COVID-19 hôm nay 25/9: TP.HCM sẽ tháo gỡ các chốt chặn trên đường trước 30/9

 Theo kế hoạch dự kiến, TP HCM sẽ chỉ kiểm soát điểm đi và điểm đến sau 30/9, do đó các rào chắn trên đường sẽ được gỡ bỏ trước thời hạn này...