Tháng 5 này, Việt Nam sẽ đón các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ 20 quốc gia khắp 5 châu lục đến tham gia Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế (ICRBO) để cùng bàn luận các chiến lược thúc đẩy ngành sản xuất dầu gạo toàn cầu.
Đây là năm thứ 5 Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế (IARBO) tổ chức hội nghị với quy mô quốc tế nhằm thúc đẩy ngành sản xuất dầu gạo tại 5 quốc gia thành viên: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 23/5 đến 25/5/2018 với chủ đề "Dầu Gạo - Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới".
Hội nghị năm nay dự kiến quy tụ hơn 200 người tham dự bao gồm chuyên gia sức khỏe, nhà khoa học, doanh nhân... Đến từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục. Đặc biệt có sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo lớn nhất thế giới như: Hiệp hội Chiết tách Dung môi Ấn Độ (SEA), Tập đoàn Medifood (Thái Lan), Tập đoàn thực phẩm Tsuno, Tập đoàn Oryza (Nhật Bản), Tập đoàn Wilmar (tại các nước Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc), Hiệp hội dầu ăn và ngũ cốc (Trung Quốc), Tổ chức Dược điển Hoa Kỳ (USP)… Các đề tài về chia sẻ công nghệ, các nghiên cứu và tiếp thị công dụng của dầu gạo đến người dùng sẽ được các quốc gia thảo luận tại hội nghị.
Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam
Dầu gạo là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe, được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, châu Âu… Dầu được trích ly từ lớp vỏ cám trong vòng 6 giờ sau khi tách khỏi hạt gạo để giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất chất oxy hóa quý giá như Gamma-Oryzanol, Phytosteron, Vitammin E...
Theo báo Business Wire (Mỹ), thị trường dầu gạo toàn cầu đã tăng trưởng 3% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2017, đạt sản lượng 1,5 triệu tấn trong năm 2017. Các yếu tố như: cân bằng tỷ lệ acid béo, tốt cho tim mạch... Đã góp phần thúc đẩy thị trường dầu gạo toàn cầu phát triển. (1)
Kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở, bởi theo nghiên cứu thị trường của Research Gate, tiềm năng sản xuất cám để làm dầu gạo đạt 29,3 triệu tấn mỗi năm. Cây lúa được trồng ở ít nhất 114 quốc gia với sản lượng toàn cầu 645 triệu tấn. Quá trình xay xát có thể trích ly được tối đa 70% gạo phục vụ lương thực cho một nửa dân số thế giới và 8% cám làm dầu. (3, 4)
Dầu được tinh luyện ngay trong vòng 6 giờ sau khi tách khỏi hạt gạo
Hiện nay, 90% sản lượng lúa gạo toàn cầu do châu Á sản xuất. 5 Nước thành viên trong IARBO có tiềm lực rất lớn để sản xuất dầu gạo - tạo giá trị gia tăng gấp nhiều lần cho cây lúa. Ấn Độ hiện là nhà sản xuất dầu gạo lớn nhất thế giới chiếm 75% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam đã đầu tư 2 nhà máy trích ly dầu gạo tại ĐBSCL với tổng công suất trích ly lên đến 1.200 tấn dầu gạo thô mỗi ngày. Đây là nhà máy trích ly có quy mô lớn nhất Việt Nam cung cấp lượng dầu gạo thô lớn cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân (CALOFIC) với thương hiệu dầu gạo tinh luyện là Simly cho biết, việc tinh luyện đòi hỏi công nghệ, máy móc hiện đại và trình độ kỹ thuật cao nhằm giữ được tối đa dưỡng chất Gamma-Oryzanol và cân đối các nhóm acid béo trong dầu gạo. Hiện các sản phẩm của doanh nghiệp này chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Trung Đông và một phần tiêu thụ nội địa.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.