Không chỉ cho giá trị kinh tế cao, phương thức sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ đang được HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) triển khai còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồn
Một xã viên bên cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Trọng Tùng
[/a] Một xã viên bên cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Trọng Tùng
Lợi nhuận tăng
Năm 2012, huyện Chương Mỹ được tiếp nhận Dự án "Nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân" do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Theo đó, địa phương đã giao xã Đồng Phú triển khai mô hình canh tác lúa gạo hữu cơ trên quy mô 5ha. Ban đầu, mô hình chỉ thu hút hơn chục hộ dân tham gia.
Không nản lòng, UBND xã Đồng Phú vừa thực hiện công tác tuyên truyền, vừa chỉ đạo HTX nông nghiệp quyết tâm triển khai hiệu quả mô hình canh tác lúa gạo hữu cơ. Quy trình sản xuất tuân thủ theo 14 tiêu chuẩn sản xuất sạch do JICA quy định, trực tiếp theo dõi và đánh giá. Kết quả thu được từ vụ đầu tiên đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người nông dân nơi đây. Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú Trịnh Thị Nguyệt cho biết, giá bán gạo hữu cơ cao hơn gấp 2,5 - 3 lần so với lúa gạo thông thường. Theo đó, lúa hữu cơ hiện cho doanh thu trên 160 triệu đồng/ha.
Quy mô canh tác lúa gạo hữu cơ tại huyện Chương Mỹ liên tục tăng qua từng mùa vụ. Đơn cử như vụ Xuân năm 2018, diện tích canh tác lúa gạo hữu cơ đạt 45ha, tập trung tại hai xã Đồng Phú và Thượng Vực. Huyện Chương Mỹ cũng trở thành địa phương đi đầu về sản xuất lúa gạo hữu cơ trên địa bàn Hà Nội.
An toàn sức khỏe, thân thiện môi trường
Theo bà Trịnh Thị Nguyệt, sự thành công của mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ xã Đồng Phú có được bên cạnh hỗ trợ ban đầu của JICA, còn nhờ sự quan tâm lớn của TP. Theo đó, từ năm 2015, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú hoàn thiện hồ sơ, trình TP cho phép sử dụng địa danh "Đồng Phú" để đăng ký nhãn hiệu tập thể. Một năm sau, thương hiệu "Gạo hữu cơ Đồng Phú" chính thức gia nhập thị trường và nhanh chóng tìm được chỗ đứng.
Đáng mừng nhất là thông qua kênh quảng bá, liên kết chuỗi, HTX đang làm rất tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Theo đó, xã viên tham gia canh tác lúa gạo hữu cơ sẽ được hỗ trợ thu mua, đóng gói, gắn nhãn mác và bao tiêu sản phẩm. Do đó, bà con hoàn toàn yên tâm, tập trung sản xuất. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, điều quan trọng hơn cả là chất lượng nông sản tốt đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Bên cạnh đó, phương thức canh tác hữu cơ còn giúp cải thiện, nuôi dưỡng chất lượng đất và bảo vệ môi trường sống an toàn cho người dân nông thôn.
Không nản lòng, UBND xã Đồng Phú vừa thực hiện công tác tuyên truyền, vừa chỉ đạo HTX nông nghiệp quyết tâm triển khai hiệu quả mô hình canh tác lúa gạo hữu cơ. Quy trình sản xuất tuân thủ theo 14 tiêu chuẩn sản xuất sạch do JICA quy định, trực tiếp theo dõi và đánh giá. Kết quả thu được từ vụ đầu tiên đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người nông dân nơi đây. Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú Trịnh Thị Nguyệt cho biết, giá bán gạo hữu cơ cao hơn gấp 2,5 - 3 lần so với lúa gạo thông thường. Theo đó, lúa hữu cơ hiện cho doanh thu trên 160 triệu đồng/ha.
Quy mô canh tác lúa gạo hữu cơ tại huyện Chương Mỹ liên tục tăng qua từng mùa vụ. Đơn cử như vụ Xuân năm 2018, diện tích canh tác lúa gạo hữu cơ đạt 45ha, tập trung tại hai xã Đồng Phú và Thượng Vực. Huyện Chương Mỹ cũng trở thành địa phương đi đầu về sản xuất lúa gạo hữu cơ trên địa bàn Hà Nội.
An toàn sức khỏe, thân thiện môi trường
Theo bà Trịnh Thị Nguyệt, sự thành công của mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ xã Đồng Phú có được bên cạnh hỗ trợ ban đầu của JICA, còn nhờ sự quan tâm lớn của TP. Theo đó, từ năm 2015, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú hoàn thiện hồ sơ, trình TP cho phép sử dụng địa danh "Đồng Phú" để đăng ký nhãn hiệu tập thể. Một năm sau, thương hiệu "Gạo hữu cơ Đồng Phú" chính thức gia nhập thị trường và nhanh chóng tìm được chỗ đứng.
Đáng mừng nhất là thông qua kênh quảng bá, liên kết chuỗi, HTX đang làm rất tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Theo đó, xã viên tham gia canh tác lúa gạo hữu cơ sẽ được hỗ trợ thu mua, đóng gói, gắn nhãn mác và bao tiêu sản phẩm. Do đó, bà con hoàn toàn yên tâm, tập trung sản xuất. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, điều quan trọng hơn cả là chất lượng nông sản tốt đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Bên cạnh đó, phương thức canh tác hữu cơ còn giúp cải thiện, nuôi dưỡng chất lượng đất và bảo vệ môi trường sống an toàn cho người dân nông thôn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.